Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tượng chúa giesu

Ðức Chúa Trời không có một người vợ theo nghĩa đen để sinh con cái. Ngài là Ðấng Tạo Hóa của muôn vật (Khải huyền 4:11). Do đó, A-đam, người đầu tiên mà Ðức Chúa Trời tạo ra, được gọi là “con Ðức Chúa Trời” (Lu-ca 3:38). Tương tự thế, Kinh Thánh dạy rằng Chúa Giê-su được Ðức Chúa Trời tạo ra. Vậy, Chúa Giê-su cũng được gọi là “Con Ðức Chúa Trời” . Chính vì vậy người công giáo thường thờ tượng chúa giesu trong nhà

Tượng chúa giesu

Tượng chúa giesu

Ðức Chúa Trời tạo ra Chúa Giê-su trước A-đam. Sứ đồ Phao-lô viết về Chúa Giê-su như sau: “Con ấy là hình ảnh của Ðức Chúa Trời vô hình, là con đầu tiên trong tất cả các tạo vật” (Cô-lô-se 1:15). Chúa Giê-su đã sống từ rất lâu trước khi ngài được sinh ra trong một chuồng gia súc ở Bết-lê-hem. Thật thế, Kinh Thánh nói rằng “gốc-tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô-cùng” (Mi-chê 5:1). Là Con đầu lòng của Ðức Chúa Trời, Chúa Giê-su là một tạo vật thần linh trên trời trước khi được sinh ra làm người trên đất. Ngài nói về chính mình như sau: “Tôi từ trời xuống”.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Đôi nét làng đá non nước mỹ nghệ

Làng Nghề Điêu Khắc Đá Mỹ Nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng có từ rất lâu đời, được hình thành từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII.
Sản phẩm đá Non Nước hiện nay rất phong phú về màu sắc và đa dạng về chủng loại. Gồm có các màu đen, trắng của đá vôi, màu xanh biếc, màu hồng, hường, tím, vân gỗ của đá cẩm thạch; màu vàng, xanh và đất của đá sa thạch…

Đá non nước

Các sản phẩm đá non nước

Từ những màu sắc đó, các nghệ nhân và thợ điêu khắc đã lựa chọn và thực hiện các tác phẩm hoàn hảo hơn, góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm như: tượng Phật, người với chất liệu đá trắng; tượng sư tử, lân, rồng, phượng… thường chọn đá màu trơn hoặc có vân; đá sa thạch thường dùng để tạc tượng vũ nữ Chăm và một số đá quý khác dùng để tạc bàn ghế, trang sức, tách trà… Do nguồn đá tại chỗ không còn nên các cơ sở sản xuất từ nhiều năm trước đã đặt mua đá ở các tỉnh phía Bắc. 5 năm trở lại đây, làng đá nhập các loại đá quý ở Ấn Độ, Pakistan về làm nguyên liệu sản xuất, duy trì công việc để làng nghề không bị mai một. Làng nghề đá Non Nước hiện có hơn 500 hộ sản xuất và kinh doanh đá, thu hút gần 3.000 thợ và nghệ nhân, trong đó có những gia đình đã theo nghề trên ba đời. Dưới thời vua Tự Đức, các nghệ nhân của làng đã được vua triệu về kinh đô Thuận Hóa làm công việc đốc công theo dõi việc điêu khắc đá ở các cung điện, lăng tẩm. Hiện nay, làng đá có rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng bởi sự tài hoa và đạt trình độ nghệ thuật cao trong tác phẩm điêu khắc đá của mình như: Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Hùng, Nguyễn Việt Minh… Nhiều nghệ nhân điêu khắc của làng còn được mời tham gia chế tác trong quá trình xây dựng nhiều chùa chiền nổi tiếng trong cả nước, mà gần đây nhất là chùa Bái Đính (Ninh Bình). Ban đầu kỹ thuật chế tác đá Non Nước - Ngũ Hành Sơn chỉ được đào tạo theo kiểu truyền nghề và chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và trí nhớ. Nhưng dần dần về sau, do nhu cầu phát triển nhiều nghệ nhân đã mở các lớp đào tạo tại chỗ và có những người đã cho con cái theo học các trường đại học mỹ thuật trong nước. Ngày nay nhiều nghệ sĩ đã chuyên sâu sáng tác kết hợp giữa cổ truyền và hiện đại. Hiện nay nghề điêu khắc đá Mỹ nghệ Non nước không chỉ nổi tiếng trong phạm vi quốc gia mà còn được nhiều nước trên thế giới và những người sành chơi đồ mỹ nghệ biết đến.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Ý nghĩa khắc rồng đá

Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng đá chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh...

Rồng đá

Khắc rồng đá

Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Một chuyến thăm làng đá non nước

Về thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, chợt nhận ra đằng sau vô vàn bức tượng với muôn hình vạn trạng, đủ màu, đủ khối được chạm khắc tinh xảo kia là những giọt mồ hôi nhọc nhằn của bao người thợ điêu khắc đá tài hoa...

Đá non nước

Sản phẩm làng đá non nước

Phần lớn thợ đẽo đá non nước ở đây tỏ ra khá “vô tư” khi nói về sức khỏe của mình. “Làm riết rồi cũng quen, bụi bặm thì tắm rửa tí là nó “bay” hết thôi. Biết là cũng có nguy hại, nhưng đành chấp nhận chứ làm sao”, anh Trung tảng lờ câu hỏi rồi lại chăm chú với công việc của mình.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Làng nghề đá non nước

Ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, nhiều gia đình có tới bảy tám thế hệ làm nghề điêu khắc đá. Nhiều sản phẩm đá non nước được lưu truyền từ đời này sang đời khác như bộ ấm trà bằng đá do nghệ nhân Huỳnh Bá Triêm làm ra từ thời nhà Nguyễn. Vào những năm đầu thế kỷ 20, nghề chạm trổ đá làm ra các mẫu vật, nghề điêu khắc chân dung trên đá lần lượt xuất hiện do những bàn tay tài năng, khéo léo và trí sáng tạo tài tình của các nghệ nhân Huỳnh Đàn, Nguyễn Chất và nhiều nghệ nhân khác.

Đá non nước

Đá non nước

Thế hệ điêu khắc trẻ đã gây bất ngờ bởi những tác phẩm đầy sáng tạo nhưng vẫn kết hợp nhuần nhuyễn được tính truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và toàn cầu hóa. Các nhà điêu khắc trẻ cũng không khỏi đau đáu với những giả trị truyền thống đang dần mờ phai. Nhiều tác phẩm như một sự níu kéo những giá trị ấy cho ngày mai được thể hiện trong: “Chuyện quê” của Kù Cao Khải, “Rước vợ bằng xe công nông” của Phạm Thái Bình, “Bình yên trên đảo” của Trần Việt Hà, “Cội nguồn” của Nguyễn Văn Chước...

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Chiêm ngưỡng tượng phật di lặc

Sáng 29/5, UBND tỉnh An Giang cùng tổ chức Kỷ lục châu Á đã công bố, tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) là "Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi" lớn nhất ở châu Á. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, tọa lạc trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (cao 710 m so với mực nước biển) - ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí.

Tượng phật di lặc

Tượng phật di lặc

Tượng có chiều cao từ chân đến đỉnh là 33,6 m, diện tích bệ 27x27 m, khuôn viên tượng Phật rộng 2,2 ha. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương.

Đứng ở vị trí nào trên núi Cấm đều thấy tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu.

Bức tượng được khoảng 60 nhân công làm việc liên tục trong gần 2 năm.

Từ nơi đặt tượng Phật Di Lặc du khách có thể ngắm toàn cảnh cánh đồng vàng rực ở dưới đồng bằng sắp bước vào mùa thu hoạch.

Đường lên núi Cấm khá quanh co, nguy hiểm... nhưng mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách ở khắp nơi về làm lễ.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Tranh đá nghệ thuật đẹp

Trang đá nghê thuật không còn xa lạ trong kiến trúc hiện đại - đó cũng là ý tưởng độc đáo thổi hồn cho những mảng tường trống vô nghĩa trong thiết kế không gian nội thất của nhiều gia chủ. Tuy nhiên, không dừng lại ở nghệ thuật tranh đá, nhiều người lắm tiền nhiều của chơi ngông còn "thửa" hẳn đá quý về ghép tranh tường...

tranh đá nghệ thuật

Tranh đá nghệ thuật

Để có một bức tranh đá nghệ thuật ưng ý, gia chủ cũng phải chi từ 7- 10 triệu đồng. Giá của những bức tranh đắt đỏ tùy theo thiết kế hợp với gu thẩm mỹ và yếu tố phong thủy của gia chủ.Không phải cứ chi nhiều tiền là các đại gia có thể sở hữu bức tranh đẹp, ưng ý. Điều quan trọng khi tiến hành làm tranh đá  nghệ thuật cho một mảng tường nào đó gia chủ cần hiểu rõ vị trí thích hợp của tranh đá trong trang trí vì chúng quyết định đến tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian cũng như tôn thêm ý nghĩa giá trị của bức tranh .