Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Làng nghề đá non nước

Ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, nhiều gia đình có tới bảy tám thế hệ làm nghề điêu khắc đá. Nhiều sản phẩm đá non nước được lưu truyền từ đời này sang đời khác như bộ ấm trà bằng đá do nghệ nhân Huỳnh Bá Triêm làm ra từ thời nhà Nguyễn. Vào những năm đầu thế kỷ 20, nghề chạm trổ đá làm ra các mẫu vật, nghề điêu khắc chân dung trên đá lần lượt xuất hiện do những bàn tay tài năng, khéo léo và trí sáng tạo tài tình của các nghệ nhân Huỳnh Đàn, Nguyễn Chất và nhiều nghệ nhân khác.

Đá non nước

Đá non nước

Thế hệ điêu khắc trẻ đã gây bất ngờ bởi những tác phẩm đầy sáng tạo nhưng vẫn kết hợp nhuần nhuyễn được tính truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và toàn cầu hóa. Các nhà điêu khắc trẻ cũng không khỏi đau đáu với những giả trị truyền thống đang dần mờ phai. Nhiều tác phẩm như một sự níu kéo những giá trị ấy cho ngày mai được thể hiện trong: “Chuyện quê” của Kù Cao Khải, “Rước vợ bằng xe công nông” của Phạm Thái Bình, “Bình yên trên đảo” của Trần Việt Hà, “Cội nguồn” của Nguyễn Văn Chước...

Những tác phẩm đá non nước nổi tiếng


Nhiều tác phẩm phản ánh về đời sống đô thị hiện đại như: tác phẩm “Lớp vỏ” của Trần Văn An bằng chất liệu sắt hàn tối mầu có hình hộp, bị ghìm bó chằng chịt nẹp cứng tạo cảm giác nặng nề, tù túng của không gian, kiến trúc đô thị. Tác phẩm “Tuyến xe số” của Hoàng Văn Thắng là hình ảnh đoàn người hối hả cho kịp giờ xe buýt. Tác phẩm “Góc phố” của Đỗ Thế Thịnh lại nhếch nhác với những phận người lang thang và “Đôi mắt” của Nguyễn Văn Huy đượm nỗi buồn của trẻ ăn xin. Tác phẩm điêu khắc - sắp đặt “Những con chim” của Thái Nhật Minh với chất liệu tre, gỗ mô tả những con chim xinh xắn dễ thương trong ô cửa chật hẹp, thể hiện khát vọng vượt thoát, bay bổng, giấc mơ tự do và hòa bình, cũng chính là tâm lý lớp trẻ hôm nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét