Một chuyến thăm làng đá non nước
Về thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, chợt nhận ra đằng sau vô vàn bức tượng với muôn hình vạn trạng, đủ màu, đủ khối được chạm khắc tinh xảo kia là những giọt mồ hôi nhọc nhằn của bao người thợ điêu khắc đá tài hoa...
Sản phẩm làng đá non nước
Mồ hôi nhễ nhại ướt đầm cả áo, khẩu trang. Sự nhẫn nại và sức chịu đựng hàng chục năm trong nghề khiến thợ đá nơi đây sẵn sàng chấp nhận nhọc nhằn, miễn có tiền để trang trải cuộc sống. Đối với họ thì đứt tay, đá non nước dăm văng vào mắt hay một số tai nạn nghề nghiệp khác là… “chuyện thường ngày”.
Anh Vui kể lại: “Thời gian đầu mới học nghề, có lúc làm không tập trung nên cầm máy cắt bị chệch đường, tượng hỏng phải vứt chưa nói mà còn bị đá găm vào mắt, phải nằm viện băng mấy ngày mới đỡ”. Thường xuyên ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mài, đục bằng tay trần, rồi mùi hóa chất xộc lên nồng nặc, thợ đá đang phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh đau lưng, xương khớp… và nhiều bệnh về đường hô hấp...
Vào xưởng đá, chúng tôi còn bắt gặp rất nhiều người mẹ, người chị đang miệt mài bên những bức tượng đá non nước còn dang dở. So với cánh đàn ông, công việc của họ có vẻ nhẹ nhàng hơn: dùng giấy nhám xát đi xát lại nhiều lần cho mặt tượng trở nên nhẵn, bóng và mềm mại. Tất nhiên, lương của họ cũng thấp hơn. Con số trung bình 150 ngàn/đồng với thợ nam, 60 - 70 ngàn đồng/ngày cho thợ nữ chừng như vẫn còn quá khiêm tốn.
Chị Hoàn, năm nay gần 50 tuổi vẫn ngày ngày đến xưởng mài tượng, chậc lưỡi: “Vậy vẫn còn đỡ hơn vài năm trước đây, khi tôi mới bắt đầu làm. Việc cũng thế nhưng công chỉ có 18 ngàn/ngày thôi”. Thế mới biết, để có được những thứ đồ mỹ nghệ tinh xảo mà người ta vẫn “chơi” hằng ngày, những nghệ nhân làm đá phải đánh đổi rất nhiều, đặc biệt là sức khỏe, vốn quý nhất của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét